Open top menu
Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Từ chuyên môn trên sân cho đến cuộc sống ngoài đời thường, một số cầu thủ đang khoác áo đội tuyển quốc gia đã làm ảnh hưởng khá nhiều đến hình ảnh màu áo đỏ tổ quốc trong thời gian qua.

Trong bối cảnh lối chơi của đội tuyển dưới thời HLV Toshiya Miura không nhận được nhiều sự ủng hộ từ người hâm mộ nước nhà thì các hành động từ vô tình cho đến cố ý của các tuyển thủ quốc gia Việt Nam lại càng làm khán giả thất vọng. Chính điều đó khiến chiếc áo đội tuyển ngày một “mất giá”, mai một.


Chuyện đời tư cầu thủ ảnh hưởng trực tiếp đến màu áo tuyển quốc gia.
Từ chuyên môn cho đến… đời thường

Không biết có phải vô tình hay không mà trong khoảng hai tháng qua, tất cả các vụ lùm xùm trên sân lẫn ngoài sân đều do các cầu thủ đang “ăn cơm tuyển” gây ra. Đầu tiên là trung vệ Quế Ngọc Hải đạp nát gối đồng nghiệp Anh Khoa; sau đó ít bữa là Thanh Hào làm gãy chân Abass. Đó là chuyện ở cấp độ chuyên nghiệp, ở giải trẻ tình trạng cũng không khá hơn.
Vòng loại U21 QG chứng khiến hai cầu thủ trong biên chế U21 Việt Nam là Mạnh Hùng (SLNA) và Tấn Tài (ĐT.LA) có hành vi khiếm nhã với các trọng tài. Để rồi hậu quả là cả hai bị cấm thi đấu nhiều trận. Vào vòng chung kết thì có Hồ Ngọc Thắng (U21 SHB.Đà Nẵng) “đá xéo” trọng tài nên bị truất quyền thi đấu.

Chuyện đời thường sốt dẻo nhất trong vài tuần qua là vụ tuyển thủ Mạc Hồng Quân “quất ngựa truy phong” với cô người yêu Ly “kute” để lại bào thai hơn 3 tháng. Cư dân mạng mới đánh giá tư cách đạo đức cầu thủ mặc áo số 17 của tuyển Việt Nam. Đúng – sai như thế nào cũng đã rõ như ban ngày.

Ngay cả về chuyên môn, cầu thủ “ăn cơm tuyển” cũng làm mất hình ảnh nặng nề.

Ý thức bảo vệ màu áo đội tuyển là điều xa xỉ

Từ những vụ việc kể trên đã dẫn đến kết quả là đi đến đâu, đọc ở chỗ nào người hâm mộ cũng quy kết các học trò ông Miura…chẳng ra gì. Nói chung, một khi họ đã làm xấu đi hình ảnh đội bóng là xem như đánh mất sự tôn trọng của khán giả. Mà điều này một khi đã mất thì rất khó để lấy lại. Khi khán giả đã quay lưng thì bóng đá cũng chẳng còn ý nghĩa gì.

Lỗi lầm có thể là của riêng cầu thủ nhưng nó như vết rách trên áo đội tuyển, từng miếng từng miếng một đến một ngày giá trị của chiếc áo không còn “trọng lượng”. Việc ý thức giữ gìn hình ảnh đội tuyển không phải được đề cập lần đầu, nhưng nó lại xuất hiện quá nhiều trong thời gian qua. Ý thức thật sự là điều xa xỉ vì dường như không ai quản lý hay chịu trách nhiệm ngoại trừ cầu thủ.

Kết

Để xảy ra tình trạng này, ngoài cầu thủ thì người quản lý ở cấp CLB và ĐTQG cũng cần thiết phải nhận ra vấn đề cấp thiết để là cách nào đó nâng cao ý thức của cầu thủ. Ví như như việc thi đấu quyết liệt nhưng phải “giữ chân” cho mình và đồng nghiệp còn kiếm sống; tôn trọng khán giả, tôn trọng trọng tài; lối sống lành mạnh. Đừng để chiếc áo đội tuyển ngày một “mất giá” và ngay bản thân cầu thủ cũng bị coi thường.
Tagged
Different Themes
Bongdakplus

Không Chỉ Là Bóng Đá Mà Còn Là Văn Hóa Thể Thao

0 nhận xét